Ô tô có được vượt phải trên cao tốc hay không?

Nghe có vẻ đơn giản, nhưng thực tế lại không hoàn toàn đơn giản như vậy. Nếu đường cao tốc quy định tốc độ tối đa như nhau ở các làn

Phần lớn những người từng lái xe trên cao tốc đều ít nhất một lần phải vượt phải do xe phía trước đi chậm nhưng không chịu nhường đường. Vậy việc ô tô vượt phải trên đường cao tốc nhiều làn là đúng hay sai?
Theo khoản 4 điều 14 Luật Giao thông đường bộ quy định về việc vượt xe khác yêu cầu các xe phải vượt về phía bên trái. Trong các trường hợp sau đây thì ô tô được phép vượt về phía bên phải:

– Khi xe phía trước đang rẽ trái hoặc có tín hiệu rẽ trái

– Khi xe chạy điện đang di chuyển ở giữa đường

– Khi xe chuyên dùng đang hoạt động trên đường mà xe bạn không thể vượt bên trái được

Bên cạnh đó, theo quy định tại điểm c khoản 5 điều 5 Nghị định 171/2013/NĐ-CP với phương tiện là xe ô tô, người điều khiển xe có thể vượt phải trong trường hợp tại đoạn đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều, được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, mà xe chạy trên làn đường bên phải chạy nhanh hơn xe đang chạy trên làn đường bên trái.

Theo đó, người điều khiển ô tô đã vi phạm quy tắc giao thông đường bộ và sẽ bị xử phạt theo quy định của Nghị định 171/2013/NĐ-CP nếu lái xe vượt phải trong hoàn cảnh không thuộc các trường hợp trên. Theo điểm c khoản 5 điều 5 quy định, phạt hành chính từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng đối với người điều khiển ô tô hay các loại phương tiện tương tự ô tô có hành vi vi phạm như: “Không có tín hiệu báo trước khi vượt; vượt trong các trường hợp cấm vượt; vượt phía bên phải xe khác trong trong trường hợp không cho phép trừ khi vượt tại đoạn đường có nhiều làn xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn mà xe chạy trên làn đường bên phải có vận tốc nhanh hơn xe đang chạy trên làn đường bên trái”. Cũng theo điểm c khoản 11 điều 5 cùng với vi phạm này, người điều khiển ô tô còn bị tước quyền sử dụng GPLX trong 2 tháng.


Như vậy, người điều khiển xe vượt phía bên phải trên đường cao tốc nhiều làn thì đúng hay sai? Điều này sẽ đúng trong trường hợp tài xế chuyển làn đúng quy định, quan sát phía sau, chọn đoạn đường có vạch kẻ đứt quãng, bật đèn tín hiệu để xin đường và chuyển làn khi thấy an toàn. Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý phải chạy đúng tốc độ trên làn đường đó, thực hiện việc chuyển làn tương tự sau khi sau khi chạy được một đoạn dài khi đã vượt qua xe làn bên trái.

Nghe có vẻ đơn giản, nhưng thực tế lại không hoàn toàn đơn giản như vậy. Nếu đường cao tốc quy định tốc độ tối đa như nhau ở các làn thì việc thực hiện trên là khá đơn giản. Tuy nhiên, trong trường hợp làn trong cùng sát dải phân cách cho phép chạy tối đa 100 km/h, làn kế bên chỉ cho chạy tối đa 80 km/h. Như vậy, khi bạn đang chạy ở làn trong cùng với tốc độ tối đa cho phép là 100 km/h nhưng phía trước có xe chạy 85 km/h và không chịu nhường đường thì bạn làm thế nào?

Như vậy, nếu bạn chuyển làn để vượt rồi quay về làn cũ thì bạn sẽ không bị phạt về lỗi vượt phải nhưng lại bị phạt vì lỗi chạy quá tốc độ. Trong trường hợp này, bạn chỉ có 2 lựa chọn đó là liều mình vượt qua và cầu mong CSGT không quan sát được khoảnh khắc đó hoặc kiên nhẫn chạy sau cái xe kia đến hết đoạn đường. Bởi vậy, người tham gia giao thông cần nâng cao ý thức và hành xử văn minh khi điều khiển xe lưu thông trên đường để không bị phạt hay làm ảnh hưởng đến người khác.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *