Khám phá lịch sử của dòng xe Toyota Hilux
Toyota Hilux thế hệ thứ 7 hiện tại có khung gầm được đặt mã hiệu N70 trở thành một pickup cỡ trung. Đây cũng là khung gầm được sử
Toyota Hilux được biết đến với tư cách là mẫu xe thương mại đáng tin cậy nhất thế giới. Trải qua 7 thế hệ, Hilux đã chứng minh được tính siêu rắn chắc khi có thể phăng phăng tung hoành ở cả những khu vực có khí hậu và địa hình khắc nghiệt nhất.
Toyota Hilux đã trở thành mẫu bán tải “Bán chạy nhất châu Âu” và là sự lựa chọn của nhiều doanh nghiệp. Đặc biệt, Hilux đang ngày càng được cải tiến nhằm thu hẹp khoảng cách giữa sử dụng cho công việc và đáp ứng nhu cầu di chuyển hàng ngày.
Thỏa thuận hợp tác
Khi tìm hiểu về lịch sử các hãng xe ô tô, chúng ta có thể thấy, về mặt kỹ thuật, Hilux có nguồn gốc từ bên ngoài Toyota. Tiền thân của mẫu xe này là chiếc Briska – mẫu bán tải nhỏ do Hino Motors sản xuất từ năm 1961. Mặc dù Toyota cũng có sản xuất pickup từ năm 1947 với chiếc SB Model nhưng không lâu sau đó, mẫu xe này đã bị ngưng sản xuất.
Sau đó, Toyota và Hino Motors tiến hành hợp tác. Sự hợp tác này đã sinh ra Toyota Briska vào năm 1967. Từ đây, ngoài mẫu xe cỡ nhỏ là Briska, HIno còn thiết kế thêm các mẫu xe cỡ trung và lớn.
Thế hệ 1, người đầu tiên (N10, 1968-19720)
Tháng 3/1968, các đại lý của Toyota ở Nhật chính thức nhận được chiếc pickup Toyot Hilux do Toyota sản xuất theo thiết kế của các kỹ sư Hino. Một thời gian sau khi phiên bản xe bán tải nhẹ ra đời, Hilux đã được bổ sụng thêm bản cỡ trung và cỡ lớn. Mặc dù kích cỡ khác nhau nhưng cả 3 đều được xây dựng trên cơ sở khung gầm mang số hiệu N10.
Những ngày đầu, Toyota Hilux được xem là loại xe sang trọng, tầm cao của Corona và Crow nhưng sau đó được tách ra thành một dòng xe riêng và trang bị khung gầm riêng. Mẫu Toyota Hilux thế hệ đầu tiên có chiều dài cơ sở ngắn, sử dụng động cơ xăng 1,5 lít đi cùng hộp số tay 4 cấp và dẫn động bánh sau.
Một năm sau đó, vào tháng 4/1969, mẫu Hilux với chiều dài cơ sở lớn hơn đã ra đời. Tháng 2/1971, loại động cơ cũ của mẫu bán tải này được thay bằng động cơ 1,6 lít.
Khi có mặt tại thị trường Mỹ, cái tên Toyota Hilux chưa được sử dụng ngay mà vẫn được gọi rất đơn giản là “Toyota Truck”. Hilux dành cho thị trường Mỹ được trang bị động cơ 1,9 lít hoặc 2 lít. Xe có 1 giường nằm 1,85 m thay cho hàng ghế dự bị.
Thế hệ 2, thoải mái hơn (N20, 1972-1978)
Ở thế hệ 2 này, Toyota Hilux được tái thiết kế trên cơ sở khung gầm N20 có chiều dài và chiều ngang mở rộng hơn. Trong khi đó, ở thị trường Mỹ, bản tiêu chuẩn sở hữu giường nằm 2,25 m, động cơ 2 lít, hộp số tay 4 cấp, phanh an toàn loại 2 xy lanh.
Toyota Hilux thế hệ 2 tại Mỹ được trang bị động cơ 2,2 lít đi cùng tùy chọn hộp số tay 5 cấp. Đến tháng 11/1975, phiên bản động cơ 1,6 lít thế hệ mới được sử dụng để thay thế cho phiên bản động cơ 2 lít nhằm đáp ứng tiêu chuẩn phát thải mới.
Thế hệ 3, thiết bị đa năng (N30; 1978–1983)
Thế hệ thứ 3 được xây dựng trên cơ sở N30 với 3 kiểu mẫu và 4 biến thể chiều dài cơ sở được chính thức giới thiệu vào tháng 9/1978. Không gian nội thất được tinh chỉnh lại nhiều nhằm mang đến cho người dùng sự thoải mái hơn. Bên cạnh đó, Lò xo của hệ thống treo bánh trước được thay thế bằng thanh xoắn êm ái hơn.
Phiên bản kiểu mẫu Super Delux được kéo dài khoang hành khách thêm 90 mm so với bản tiêu chuẩn giúp mở rộng không gian nội thất. Riêng phiên bản double-cab được thiết kế 4 cửa với 2 hàng ghế ngồi. Trong quá trình phát triển Hilux, các kỹ sư Toyota đã nghiên cứu rất kỹ thị hiếu khách hàng Mỹ. Từ đó, những chỉnh sửa trên Hilux đều lấy theo tiêu chí thị hiếu của người tiêu dùng Mỹ đúng như tuyên bố của hãng là “Hilux được sinh ra ở Nhật nhưng lớn lên ở Mỹ.”
Tháng 10/1979, “Jeep Nhật Bản” – Toyota Land Cruiser sử dụng động cơ xăng 2 lit R-serie hoặc diesel 2,2 lít L-serie, dẫn động 4 bánh được khai sinh. Chính sự thành công của Land Cruiser dẫn động 4 bánh đã tác động mạnh đến sự ra đời của Hilux 4Runer wagon (sau này gọi là Hilux Surf.)
Thế hệ 4, Hilux SUV (N40, 1983, 1988)
Thế hệ thứ 4 của Toyota Hilux phát triển trên khung gầm N40 được giới thiệu vào tháng 11/1983. So với người tiền nhiệm chỉ với 17 trang bị mới thì thế hệ thứ 4 này được tăng lên 20. Phiên bản dẫn động cầu sau có 4 lựa chọn động cơ là xăng 1,6; 1,8 lít; 2,2 hoặc 2,4 lít diesel. Phiên bản dẫn động 4 bánh chỉ cung cấp 2 lựa chọn động cơ là xăng 2 lít hoặc động cơ diesel 2,4 lít.
Tháng 5/1984, Hilux 4Runner (còn gọi là Surf ra đời). Biến thể này được trang bị động cơ lớn có khả năng off-road tương tự như mẫu Toyota Land Cruiser. Xe được trang bị động cơ 2,4 lít turbo hoặc xăng 3 lít V6. Trong thời gian này, Toyota cũng giới thiệu mẫu 4Runner được bỏ vách ngăn với thùng hàng. Nội thất của phiên bản này được thông suốt từ cột A đến cuối xe thành 1 SUV wagon.
Thế hệ thứ 5, tinh chế (N50, 1988-1997)
Toyota Hilux thế hệ thứ 5 sử dụng khung gầm N50.
Tháng 9/1988 Toyota Hilux giới thiệu thế hệ thứ 5. Thế hệ này được xây dựng trên khung gầm Hilux N50. Thân xe được sửa đổi giúp mang lại vẻ ngoài hoàn toàn mới. Thế hệ thứ 5 này được xây dựng trên 3 phương châm là mạnh mẽ, cứng cáp và tiện nghi. Nội thất của xe được bổ sung thêm nhiều trang bị tiện nghi, một số chi tiết được thiết kế mới như bảng điều khiển trung tâm.
Các phiên bản dẫn động 4 bánh được mở rộng thêm 40 mm. Ở thế hệ thứ 5 này, động cơ xăng 2 lít và diesel 2,8 lít trước đây được thay thế bằng động cơ xăng 1,8 lít Y-serie hoặc diesel 2,4 lít.
Thế hệ thứ 6 phân chia thành 2 nhánh (N60, 1997-2005)
Toyota Hilux thế hệ thứ 6 được giới thiệu tại quê nhà Nhật Bản vào tháng 9/1997. Thế hệ thứ 5 này dễ dàng được phân biệt với các thế hệ trước nhờ thiết kế cản trước. Xe có chế độ dẫn động 2 hoặc 4 bánh với biến thể ca-bin đơn hoặc kép. Thế hệ này có các động cơ 2.0, 2.7 lít và 2.4 lít turbo, 3.0 lít hút khí tự nhiên. Tất cả các mẫu Hilux thế hệ thứ 6 đều sử dụng hệ thống treo trước độc lập.
Thế hệ thứ 7, phân hạng hiện tại (N70, 2005 đến nay)
Toyota Hilux thế hệ thứ 7 hiện tại có khung gầm được đặt mã hiệu N70 trở thành một pickup cỡ trung. Đây cũng là khung gầm được sử dụng cho SUV Fortune. Sự thay đổi này mang đến cho Hilux không gian ca bin rộng rãi, khả năng vận tải cũng được nâng lên.
Thế hệ thứ 7 của Hilux cũng là thế hệ có nhiều cải tiến nhất. Những cải tiến này hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu của người dùng và vượt trên các tiêu chuẩn khí thải ngày càng chặt chẽ.
Tháng 1/2007, động cơ diesel mới cam kép 3 lít 16 van D-4D được giới thiệu, bổ sung tùy chọn bên cạnh động cơ 2,5 lít D-4D nhằm nâng toàn bộ phát thải của dòng pickup đạt tiêu chuẩn euro 4. Hilux động cơ D-4D ngay lập tức khẳng định tên tuổi của mình sau khi vượt qua thử nghiệm thám hiểm vùng cực Bắc trái đất. Mẫu xe này tự hào là “người đặt chân đầu tiên” lên vùng lạnh giá nhất hành tinh. Đặc biệt, Hilux đã xuất sắc hoàn thành nhiệm vụ chở đoàn thám hiểm đến Nam cực và chở 1 đoàn khác leo lên núi lửa ở Iceland để lấy mẫu nham thạch.
Tháng 10/2011, Toyota tiếp tục giới thiệu phiên bản 2012 với kiểu dáng mượt mà từ cột A đến đuôi xe. Toyota Hilux 2012 được đánh giá là đơn giản và an toàn. Đặc biệt, 2 động cơ diesel được cải tiến vừa đảm bảo đạt tiêu chuẩn phát thải Euro 5 vừa mạnh mẽ và tiết kiệm nhiên liệu hơn bao giờ hết.
Hiện tại, thế hệ thứ 8 của Toyota Hilux đã ra mắt từ đầu năm 2015. Theo các chuyên gia đánh giá xe, với những cải tiến mạnh mẽ về thiết kế, tiện nghi, sự bền bỉ, thế hệ mới này hứa hẹn sẽ mạng lại cho Toyota nhiều thành công hơn nữa.
Leave a Reply